1. Phát triển thể chất
– Đi có mang vật trên lưng.
– Chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo hiệu lệnh của cô.
– Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
– Bò, trườn qua vật cản.
– Ném về phía trước bằng một tay tối thiểu 1,5m.
– Ném bóng vào đích ngang một tay (1 – 1,2m).
– Bật qua vạch kẽ.
2. Phát triển nhận thức:
a. Luyện tập, phối hợp các giác quan:
– Nghe và nhận biết âm thanh của đồ vật, hiện tương gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống. Nghe và tìm âm thanh phát ra ở các vị trí khác nhau
– Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết trơn láng, xù xì, cứng – mềm. Sờ, nắn, nhìn, ngửi hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
– Ngửi nếm khi ăn uống: ngọt, mặn, chua.
b. Bản thân và những người gần gũi.
– Nhận biết tên và chức năng các bộ phận cơ thể.
– Nhận ra mình trong gương, trong hình.
– Biết tên cô giáo và quan sát công việc cô làmhằng ngày để chăm sóc bé.
c. Đồ dùng – đồ chơi:
– Nhận biết tên một số đồ dùng – đồ chơi quen thuộc:1-2 bộ phận gắn với công dụng.
– Tập sử dụng đồ dùng đúng cách.
d. Con vật – hoa quả:
– Nhận biết tên một vài con vật gần gũi: so sánh tiếng kêu, thức ăn, cách vận động, 1-2 đặc điểm cấu tạo nổi bật (vòi, tai, mỏ).
– Bắt chước tiếng kêu của con vật gần gũi.
– Nhận biết tên một số quả hay ăn: biết bộ phận ăn được và bộ phận không ăn được, mùi vị, cách ăn trái cây (bỏ hạt, bỏ vỏ…).
– So sánh màu sắc, hình dáng, kích thước của một số quả quen thuộc.
– Nhận biết một số hoa phổ biến: so sánh màu sắc, mùi, cánh hoa.
e. Phương tiện giao thông:
– Nhận biết tên một số phương tiện giao thông quen thuộc:1-2 bộ phận gắn với công dụng.
f. Màu sắc, kích thước,hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian:
– Phân biệt màu của đồ vật: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá…
– Kích thước của đồ vật: to – nhỏ.
– Hình dạng: tròn, vuông, chữ nhật, nhận ra các hình đó qua các đồ vật xung quanh.
– Nhận biết một đôi: giày, dép vớ.
– Số lượng: 1 và nhiều.
– Nhận biết vị trí trên – dưới, trước – sau, bên trong – bên ngoài… so với bản thân trẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ:
a. Nghe và hiểu: nghe thơ ca, đồng dao, ca dao có nội dung phù hợp với lứa tuổi:
– Truyện
– Thơ
– Đồng dao
– Nghe và hiểu một số câu hỏi đơn giản: ai, con gì, cái gì, làm gì, ở đâu, thế nào…
b. Nói:
– Đọc được các bài thơ, đoạn thơ ngắn có câu 3-4 từ
– Kể chuyện theo tranh dưới sự gợi ý của cô
– Phát âm rỏ tiếng, nói được câu đơn có 5 – 7 tiếng.
– Trả lời và tập đặt một số câu hỏi: ai, con gì, cái gì, làm gì, ở đâu, như thế nào…
– Văn hóa nghe, chú ý nghe để hiểu câu hỏi, yêu cầu,t rả lời lễ phép, mạnh dạn và tự nhiên khi nói.
4. Tình cảm kỹ năng xã hội:
– Thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
– Thực hiện được một số công việc nhỏ, vừa sức, khả năng tự phục vụ: tự xúc ăn, tự bỏ chén muỗng, ly đúng nơi qui định, bưng ghế nhẹ nhàng, tập các thao tác vệ sinh (rửa tay, lau mặt), biết vứt rác đúng nơi qui định, tự lấy gối vào chỗ ngủ, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu.
– Tự mang giày, dép, tập tự thay quần áo, cởi cúc áo…
– Biết thưa gửi, chào hỏi người lớn lễ phép.
– Biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa đổi.
5. Phát triển thẩm mỹ:
a. Âm nhạc:
– Nghe âm thanh của các nhạc cụ, dụng cụ gõ (đàn, phách tre, xúc xắc, gáo dừa…).
– Nghe các bài hát, dân ca phù hợp lứa tuổi: Mẹ yêu không nào, Cháu yêu bà, Trống cơm, Rửa mặt như mèo, Cò lã, Chiếc khăn tay, Con cò cánh trắng, Nhỏ và to, Rửa mặt như mèo, Lý cây xanh.
– Hát và vận động theo nhạc:
+ Thích hát và tập vận động đơn giản theo nhạc, minh họa theo bài hát (vỗ tay, lắc lư người, nhún nhảy, hưởng ứng theo).
+ Hát thuộc các bài hát phù hợp lứa tuổi:
b. Tạo hình:
– Vẽ đường thẳng, xéo từ trên xuống, xoay tròn, nghuệch ngoạc.
– Vẽ, in bằng ngón tay, bàn tay.
– Nặn: vo tròn, véo miếng đất từ phần to thành nhiều phần nhỏ, lăn dài, bóp ấn thành con giun, quả bóng.
– Xé dán: xé tự nhiên thành 2 miếng, xé dọc.
– Vò, bóp giấy trong nấm tay.
– Bóc hình decan để dán.
– Xếp hình: xếp chồng lên nhau, xếp cạnh (ngang, dọc) thành đồ vật quen thuộc: ô tô, tàu hỏa, nhà, đường đi…