1. Thể chất:
– Cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
– Đi trong đường hẹp dài 3m-0,2m.
– Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
– Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, theo đường dích dắc(3-4 vật làm chuẩn)
– Ném xa một tay, ném trúng đích nằm ngang.
– Bò trườn theo hướng thẳng,theo đường dích dắc.
– Trườn về phía trước.
– Bước lên xuống bục cao 30cm.
– Bật xa 20 – 25cm.
2. Nhận thức:
– Đếm vẹt theo khả năng, số lượng và chữ số từ 1 – 5.
– Nhận biết 1 và nhiều.
– Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
– Tách 1nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
– Sắp xếp theo qui tắc.
– Xếp tương ứng 1-1.
– Ghép đôi tương ứng cặp có mối liên quan.
– So sánh 2 đối tượng: chiều cao, chiều dài, to,nhỏ.
– Làm quen các từ :cao hơn, thấp hơn, dài hơn, ngắn hơn, to hơn, nhỏ hơn…
– Nhận biết và gọi tên các hình vuông , tam giáo, tròn , chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ dùng, đồ chơi)
– Sử dụng các hình để chắp ghép thành các hình đơn giản theo ý thích.
– Định hướng trong không gian: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, tay phải và tay trái của bản thân.
3. Khám phá:
– Bản thân:
+ Nhận biết các giác quan và một số bộ phận cơ thể.
+ Khám phá chức năng của các giác quan, biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, trẻ nhận biết mình lớn lên từng ngày.
+ Phân biệt bạn trai và bạn gái.
– Trường mầm non:
+ Nhận biết tên trường, lớp
+ Cô giáo và một vài bạn trong lớp.
– Đồ dùng, đồ chơi:
+ Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng …
+ Chất liệu: gỗ, giấy, nhựa, lim loại…
+ Cảm nhận bề mặt nhẵn, gồ ghề, thô ráp..
– Phương tiện giao thông:
+ Nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông quen thuộc.
+ Biết các phương tiện giao thông lưu thông như thế nào.
+ Nhận biết đèn giao thông, ý nghĩa của các tín hiệu đèn: xanh, đỏ, vàng.
– Động thực vật:
+ Phân biệt rau, cây, hoa , quả.
+ Mối quan hệ giữa cây cối, con vật với môi trường sống.
+ Nhận biết các con vật quen thuộc, thú nuôi với những đặc điểm nổi bật (chân, tay, cánh), thức ăn, vận động (bay, bơi, chạy, nhảy, bò..). Bắt chước tiếng kêu của con vật, bắt chước vận động giống con vật.
– Nước:
+ Nước: nước ở đâu?
+ Nước mưa: nước dơ, nước sạch.
– Ánh sáng:
+ Ngày và đêm.
+ Mặt trời,mặt trăng: một số dấu hiệu của ngày và đêm.
+ Phân biệt tối và sáng.
+ Sự khác biệt: sinh hoạt của người,con vật ,cây cối..
+ Nguồn sáng: mặt trời, đèn, nến..
4. Ngôn ngữ:
a. Nghe: nghe và hiểu nội dung truyện, thơ phù hợp lứa tuổi, biết lắng nghe người khác nói, nghe để hiểu rỏ thông tin.
– Bản thân và gia đình
– Trường mầm non
– Nghề nghiệp
– Động vật
– Thực vật
– Phương tiện giao thông
– Nước và hiện tượng thiên nhiên
– Quê hương, đất nước
– Lễ hội và bốn mùa
b. Nói:
– Kể về đồ dùng, đồ chơi yêu thích, mô tả tranh ảnh.
– Đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô.
– Đọc thơ, đồng dao, ca dao.
– Lễ phép khi nói, mạnh dạn, tự tin khi phát biểu, không nói lí nhí, giơ tay trong giờ học khi muốn nói, chờ tới lượt mình được cô mời nói.
+ Truyện
+ Thơ
+ Đồng dao
c. Chuẩn bị cho việc đọc và viết:
– Tư thế ngồi vẽ, tô màu, cầm bút đúng cách.
– Nhận biết bìa và các trang sách, chữ và hình minh họa.
5. Tình cảm xã hội:
a. Tình cảm:
– Biết phối hợp hoạt động vui chơi, học tập cùng bạn. Có tinh thần đoàn kết, đội nhóm.
– Biết chơi cùng bạn, nhường đồ chơi cho bạn, giúp đỡ cô giáo và các bạn.
– Mạnh dạn, xung phong nhận nhiệm vụ khi được đề nghị.
b. Kỹ năng xã hội:
– Tuân theo một số nề nếp, qui tắc, qui định trong sinh hoạt: chờ đến lượt, xếp hàng, giơ tay khi muốn phát biểu trong giờ học, xin phép cô khi có nhu cầu gì cho bản thân.
– Biết dũng cảm nhận lổi và xin lổi.Cố gắng không phạm lổi lại vào lần sau.
– Biết tự mình phục vụ những sinh hoạt của mình: tự xúc cơm, tự thay quần áo, tự mang giày dép, lấy gối, balô…
– Biết phụ giúp cô: chuẩn bị bàn ăn, tự cất đồ dùng, đồ chơi…
– Nhận biết lá cờ Việt Nam, tô màu đúng màu lá cờ.
6. Thẩm mỹ:
a. Âm nhạc:
– Hát thuộc, diễn cảm tự nhiên các bài hát phù hợp lứa tuổi (Chiếc khăn tay, Đi học về, Trường chúng cháu là trường mầm non, Chú bộ đội, Đàn vịt con, Con chim non, Em tập lái ôtô, Trời nắng trời mưa, Sắp đến tết rồi)
– Rèn kỹ năng hát to – nhỏ, hát đối đáp.
– Vận động theo nhạc bằng thân thể (dậm chân, vỗ tay, lắc lư, nhún,nhảy..)
– Gõ theo phách, theo nhịp các dụng cụ âm nhạc: phách tre, gáo dừa, muỗng inox, xúc xắc…
– Nghe, phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống (gió, mưa, xe cộ, suối reo…)
– Biểu hiện cảm xúc khi nghe qua điệu bộ, nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên.
– Cảm nhận được bài hát, những làn điệu dân ca ngọt ngào, nhạc không lời.
b. Tạo hình:
– Tô màu: tô màu hình, kỹ năng tô đường bao bên ngoài trước rồi tô bên trong, điều chỉnh không lem ra ngoài, tô kín, đều màu (xoay tròn, di bút chì)
– Vẽ, trang trí: vẽ theo mẫu, vẽ nét thẳng dọc, nét ngang, nét xiên, nét cong, khép kín tạo thành bức tranh đơn giản.Vẽ tự do theo trí tưởng tượng của trẻ.
– Chọn màu cho nền, cho hình.
– Tập bố cục (trái, phải, trên, dưới), kích thước cân đối.
– Tập sử dụng màu sáp, màu nước, nguyên liệu khác (thiên nhiên)
c. Nặn:
– Nhào đất, ngắt miếng đất từ cục to, lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, uốn cong, gắn, kéo dài…để tạo thành sản phẩm có một hoặc hai khối.
– Nặn theo mẫu, nặn theo trí tưởng tượng của trẻ.
d. Cắt, xé dán:
– Tập cầm kéo cắt trên giấy một đoạn thẳng ngắn (10cm).
– Gấp giấy thành các hình cơ bản, gấp đôi, gấp tư.
– Xé tự nhiên từ mảnh to thành mảnh nhỏ, xé vụn, xé dải dọc.
– Dán, phết hồ vào mặt trái hình, dán hình có sẵn.
– Dán vào vị trí định sẵn, dán thêm trên hình nền.