1. THỂ CHẤT:
a. Đi:
− Đi thẳng lưng có đội vật trên đầu
− Đi bước lùi liên tiếp 3m.
− Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
b. Chạy:
− Chạy chậm 80m.
c. Lăn, tung, ném:
− Ném xa 1 tay và 2 tay.
− Ném trúng đích đứng 1 tay và 2 tay (xa 1.5m x cao 1,2m), đích ngang 1 tay (xa 2m).
d. Bò, trườn, trèo:
− Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m.
− Trườn theo hướng thẳng.
− Trèo qua ghế dài 1.2m x 0,3m.
e. Bật, nhảy:
− Bật xa 35 – 40cm.
− Bật nhảy từ trên cao xuống (30-35cm).
2. NHẬN THỨC:
a. Toán:
− Đếm: Nhận biết số lượng trong phạm vi 5 (số lượng không phụ thuộc vào vị trí và kích thước), so sánh số lượng và làm quen các từ: nhiều, ít, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất,
nhiều nhất.
− Gộp, tách: Gộp, tách nhóm số lượng theo nhiều cách, sắp xếp theo quy tắc, phân nhóm theo dấu hiệu chung, tìm dấu hiệu chung của nhóm, phát hiện quy tắc sắp xếp và xếp theo quy tắc ấy, phát hiện và làm theo quy luật đơn giản, xếp theo trình tự hợp lý (3 – 4 đối tượng).
− Đo lường: Đo độ dài các vật khác nhau bằng một đơn vị đo, so sánh và diễn đạt kết quả. Đo, đong thể tích các vật khác nhau bằng 1 đơn vị đo, so sánh, diễn đạt kết quả. So sánh độ dài, độ cao, to – nhỏ, nhiều – ít 3 đối tượng. Tập ước lượng (trọng lượng, kích thước) bằng mắt và tay.
− Hình dạng: Ghép các hình để tạo hình mới.Nhận biết so sánh các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình sao, hình tim. Thấy các hình này trong cuộc sống xung quanh trẻ. Ứng dụng vào làm các ký hiệu, tạo hình, trang trí.
− Định hướng không gian: Trái – phải, trên dưới, trước sau của 1 vật so với mình và bạn. Xác định sự chuyển động theo các hướng và chiều từ trái qua phải, trên xuống dưới, trước ra sau.
b. Khám phá:
− Bản thân.
− Gia đình.
− Giác quan và một số bộ phận cơ thể,
− Quá trình trưởng thành (trẻ lớn lên thế nào? Cần gì để lớn).
− Mối quan hệ (là ba mẹ, ông bà, anh, chị, em) của từng thành viên trong gia đình với trẻ. Biết biểu lộ tình cảm: ôm ấp, hôn, an ủi, quan tâm với người thân trong gia đình.
− Trẻ biết mình có thể tự làm và thích làm gì ?
− Trường Mầm non: tên trường, lớp, cô giáo và các bạn trong lớp. Biết địa chỉ trường, công việc của cô, các nhân viên, trẻ làm gì để giảm nhẹ công việc cho cô.
− Đồ dùng, đồ chơi: Tìm hiểu các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng của đồ vật trong đời sống xã hội. Trẻ tập làm quen với các đặc tính của vài chất liệu thông dụng của đồ vật như gỗ, nhựa, kim loại, vải. So sánh giữa 2-3 đồ vật. Tìm hiểu chức năng thay thế như có thể dùng đồ dùng, đồ vật này vào việc khác, khám phá khả năng tái sử dụng đồ vật. Phân nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung (màu sắc, chất liệu, công dụng).
− Phương tiện giao thông: Phân biệt một số phương tiện giao thông về đặc điểm cấu tạo liên quan với công dụng và lợi ích, tốc độ. Tai nạn giao thông: trẻ nên và không nên làm gì để tránh tai nạn. Cách đội và cởi mũ bảo hiểm. Nhận biết đèn giao thông, ý nghĩa của các tín hiệu đèn, một vài biển báo giao thông đơn giản, phân loại theo các dấu hiệu : được phép – cấm.
− Động – thực vật: Đặc điểm cấu tạo, cách vận động, cách kiếm ăn, nhu cầu tồn tại đặc biệt của con vật, cây hoa quả. So sánh sự đa dạng của cây, con vật. Phân loại con vật theo các dấu hiệu như cấu tạo (số chân, bề mặt da), cách vận động (bơi, bay, trườn, đi chạy, nhảy), thức ăn, nơi sống. Phân loại cây, hoa, quả theo hình dạng, màu sắc, cấu tạo (có hột – không có hột, có múi – không múi). Quá trình phát triển, trưởng thành của cây, hoa, con vật (3 – 4 giai đoạn), điều kiện gì để cây – con vật phát triển tốt.
− Nước: nước có ở đâu, lợi ích, tác hại (người, cây, con vật). Trạng thái thay đổi của nước (lỏng, rắn, bốc hơi), đặc điểm, tính chất (không màu, mùi, trong suốt, hòa tan được muối đường). Trẻ làm gì để sử dụng nước tiết kiệm.
− Ánh sáng: • Mặt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày – đêm (quang cảnh) mối quan hệ với sinh hoạ người, cây, con vật. Sự cần thiết của không khí, ánh sáng cho đời sống ( người, cây, con vật). Ánh sáng tự nhiên- nhân tạo. Phân biệt tối-sáng.
3. NGÔN NGỮ:
a. Nghe – Hiểu nội dung chuyện (kể – đọc), thơ, đồng dao phù hợp
− Bản thân – Gia đình
− Trường Mầm non
− Nghề nghiệp
− Động vật:
− Thực vật
− Phương tiện giao thông
− Nước và hiện tượng thiên nhiên
− Quê hương – Đất nước
− Lễ hội và bốn mùa
− Hiểu và thực hiện yêu cầu có 2-3 lời chỉ dẫn liên tiếp.
− Văn hoá nghe : chú ý lắng nghe để ghi nhớ thông tin, không ngắt lời, chờ đến lượt mình nói.
− Phân biệt ngữ điệu khác nhau và ý nghĩa của nó (biểu lộ tình cảm: vui, buồn, sợ hãi, lo lắng ; mức độ quan trọng của thông điệp).
b. Nói:
− Kể chuyện sáng tạo, kể lại chuyện được nghe
− Bắt chước ngữ điệu, nhịp điệu, vần điệu của thơ, đồng dao, ca dao, lời thoại kịch.
− Biết đặt câu hỏi và trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi. (ai, cái gì, như thế nào, để làm gì, có gì giống và khác nhau, tại sao).
− Văn hóa nói: lễ phép (thưa, gửi khi xin phép, biết xưng hô), mạnh dạn, điều chỉnh giọng phù hợp : không la hét, nói quá to hay lí nhí. Giơ tay trong giờ học khi muốn nói.
− Kỹ năng kể chuyện diễn cảm, đọc diễn cảm bài thơ-câu thoại. Kỹ năng bắt chước vai, lời thoại, giọng điệu, thể hiện tính cách nhân vật. Kỹ năng phối hợp trong hoạt động đóng kịch.
c. Chuẩn bị cho việc học đọc – viết:
− Tư thế đọc – vẽ: ngồi, cầm bút.
− Nhận biết mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết: người ta có thể viết y hệt những gì nói, mỗi tiếng tương ứng 1 chữ.
− Nhận biết các bộ phận 1 cuốn sách: bìa sách, trang sách, tên sách.
4. TÌNH CẢM XÃ HỘI:
a. Phát triển tình cảm:
− Cố gắng hoàn thành, không bỏ dở công việc.
− Biết đưa ra ý kiến riêng (có thể khác với mọi người).
b. Kỹ năng xã hội:
− Biết tên nước Việt Nam, một số địa danh, thủ đô, thành phố nơi trẻ sống mang tên của Bác Hồ.
− Tập kỹ năng hợp tác với bạn, cùng thực hiện nhiệm vụ.
5. THẨM MỸ:
a. Âm nhạc:
+ Hát thuộc các bài hát diễn cảm, tự nhiên, phù hợp lứa tuổi
− Bản thân
− Trường Mầm non
− Nghề nghiệp
− Động vật
− Thực vật
− Phương tiện giao thông
− Quê hương – Bác Hồ
− Hiện tượng tự nhiên
− Trung thu
− Rèn kỹ năng hát đối đáp, hát lĩnh xướng, hát lập lại.
+ Vận động theo nhạc:
− Vận động theo nhạc bằng cơ thể (dậm, vỗ, lắc, nhún, nhảy, uốn lượn, múa).
− Gõ theo phách, nhịp với các dụng cụ. Gõ theo tiết tấu chậm, theo lời ca với các dụng cụ.
− Biểu diễn văn nghệ diễn cảm, tự nhiên.
− Tính độc đáo, khác biệt (không thông thường) trong âm nhạc.
− Sáng tác vận động, múa, tiết tấu gõ, vẽ theo cảm nhận âm nhạc được nghe.
+ Nghe nhạc:
− Nghe phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống.
− Nghe nhiều loại nhạc cụ khác nhau (đàn ghita-tranh-organ, sáo, trống)
− Nghe nhạc: dân ca, nhạc không lời, nhạc cổ điển
− Biểu hiện cảm xúc khi nghe qua điệu bộ, nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên.
b. Tạo hình:
+ Tô màu:
− Tô đậm nhạt, xen kẽ.
− Chọn màu tô.
− Tô màu kín hình không lan ra ngoài, tô theo nét chấm mờ, nối giữa các chấm với
nhau. Đồ viền theo hình.
− Phân biệt sắc thái màu: đậm nhạt.
− Tự chọn màu cho nền, hình.
− Bố cục (xa – gần, trái – phải, trên – dưới), kích thước cân đối.
+ Vẽ, trang trí:
− Vẽ theo mẫu,đề tài.
− Vẽ minh hoạ theo truyện.
− Vẽ theo ý thích tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
− Trang trí đường điềm, theo quy luật xen kẽ, đối xứng.
+ Nặn:
− Phối hợp các kỹ năng nặn (chia đất cân đối, làm lõm, ấn bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong…) để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết.
− Đính thêm các chi tiết vào hình nặn.
− Đặt sản phẩm vững trên kệ.
− Nặn theo mẫu, nặn theo trí tưởng tượng.
+ Cắt:
− Cắt theo mẫu, cắt thành thạo theo đường thẳng.
− Cắt hình từ băng giấy để tạo hình (vuông, chữ nhật, tam giác, tim).
+ Gấp:
− Gấp giấy thành các hình cơ bản, gấp đôi gấp tư gấp chéo và cắt thành hoa.
− Gấp theo mẫu, theo trí tưởng tượng.
+ Xé dán:
− Xé theo đường cong, theo hình vẽ sẵn, theo trí tưởng tượng.
− Dán – phết – chấm hồ đúng vị trí, dán vào hình nền có sẵn, cầm bút vẽ thêm chi tiết, ước lượng vị trí dán.
− Chọn hình có sẵn để dán thành hình mới, tạo hình (hoa, quả..) từ những mảnh xé.
+ Sáng tạo:
− Sự đa dạng sản phẩm, linh hoạt vận dụng các kỹ năng, màu sắc, bố cục, nguyên vật liệu phong phú.
− Tính độc đáo, khác biệt (không thông thường) trong tạo hình.